Posted on 350  

Ngày nay, phong thủy nhà ở là bước quan trọng đầu tiên khi thiết kế một ngôi nhà đối với gia chủ. Mỗi căn nhà, từ chung cư, nhà riêng, nhà ống, nhà tầng hay biệt thự đều có những phương pháp phong thủy riêng trong kiến trúc. Một trong những mô hình nhà vườn phổ biến hiện nay là biệt thự riêng cũng đang được rất nhiều gia đình xây dựng. Vậy biệt thự thì thiết kế phong thủy như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu 10 bước đơn giản để thiết kế nhà, biệt thự vườn theo phong thủy.

Tại sao nên phong thủy?

Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất vẫn còn mang nhiều sự huyền bí.

Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn. Dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.

Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

Dưới đây là 10 bước của quá trình thiết kế kiến trúc biệt thự theo phong thủy.

Bước 1: Tính toán toàn cục cho công trình

Căn cứ địa thế để định ra hướng của công trình, dự vào đó lập đồ hình tính toán phong thủy toàn cục cho công trình.

Bước 2: Chọn vị trí cửa chính và cổng

Chọn các vị trí cửa và cổng. Là bước đầu tiên giải bài toán thiết kế mặt bằng công trình.

Thiết kế mặt bằng công trình

Khi tính toán phong thủy để thiết kế kiến trúc mặt bằng cho ngôi nhà, bao giờ cũng vẫn phải căn ke từ mặt bằng tầng 1 theo thế và hướng nhà, bởi thế và hướng của ngôi nhà có tầm ảnh hưởng tới 50% tới toàn cục phong thủy. Tiếp theo là cửa chính, sẽ có ảnh hưởng 10%. Ở tầng 1, cửa đi từ phòng khách ra phương Đông là cửa chính được tính theo phong thủy.

Chọn vị trí cửa chính và cổng 

Thiết kế cửa chính theo Bát Trạch

Theo phong thủy Bát trạch, cửa này thuộc về cung phúc đức, theo 24 sơn hướng, thuộc về sơn thân hôn (tốt). Cửa ra vào và sảnh đón khách ở phương Nam có phương vị là Thiên y theo Bát trạch và nằm trong sơn “tấn tài” của 24 sơn hướng.

Ngoài ra, khi tính theo Huyền không Phi tinh ở vận 8. Cửa ở phương Đông có bộ sao vận sơn hướng là 6-3-4. Là bộ sao ở thế bình ở vận 9. Có bộ sao vận sơn hướng là 7-9-9, gọi là thế nhà song tinh đáo hướng. Là một thế nhà vượng theo phong thủy.

Sảnh và cửa ở phương Nam, có bộ sao vận sơn hướng là 3-6-1. Vượng theo phong thủy trong vận 8, đến vận 9 chuyển thành bộ sao 4-6-3 là bộ sao bình.

Như vậy, hai cửa của biệt thự này đều tốt theo phong thủy. Kể cả theo trường phái Bát trạch lẫn Huyền không và được tính trên phong thủy Loan đầu…

Bước 3: Phân khu các phòng trong biệt thự

Phân khu các phòng chức năng và các không gian kiến trúc theo phương vị tốt xấu ở trên đồ hình phong thủy.

Bước 4: Vẽ kiến trúc biệt thự

Vẽ phương án kiến trúc mặt bằng các tầng thật hợp lý về kiến trúc, trên cơ sở là đồ hình phong thủy.

Bước 5: Chỉ định các hướng cho nội thất bên trong biệt thự

Tính ngũ hành phong thủy của các thành viên của gia đình theo phương pháp giải lá số Tứ trụ, chỉ định vị trí giường tốt cho từng người.

Vị trí bếp

Khi tính phong thủy của bếp, cần lưu ý bếp không được đặt dưới vệ sinh tầng trên, dưới giường ngủ. Thiết kế quay về hướng hợp theo Bát trạch, tọa ở phương vị tốt theo Loan đầu – Huyền không – Dương trạch Tam yếu – Tam hợp… Nói đến ảnh hưởng của bếp trong phong thủy toàn cục, nó có tầm ảnh hưởng khoảng 10%.

Vị trí giường ngủ

Tiếp đến là chọn vị trí của giường ngủ cũng phải tốt theo đầy đủ các trường phái. Ngoài ra, phải tính toán ngũ hành bản mệnh theo đầy đủ năm tháng ngày giờ (tức giải lá số Tứ trụ). Chứ không phải chỉ dùng mệnh theo năm sinh tra trong bảng Lục thập hoa giáp.

Vị trí giường ngủ có tầm ảnh hưởng khoảng 10% trong toàn cục. Nhưng tương tác trực tiếp vào giấc ngủ và sức khỏe theo từng người. Với vị trí giường ngủ tốt theo Thiên Địa, tức là ai ngủ cũng tốt. Người có ngũ hành bản mệnh hợp thì ngủ ở đó rất vượng, người có ngũ hành bản mệnh không hợp, ngủ ở đó cũng chẳng bị xấu.

Vị trí cửa, cầu thang, nhà vệ sinh

Sau khi chọn được các vị trí cửa chính, bếp, giường ngủ, khu vực khách, khu vực ăn. Thì các không gian còn lại sẽ đặt khu vệ sinh trước, sau mới đến khu đặt cầu thang. Bởi khu vệ sinh là có hệ thống nước luân chuyển. Nên khu vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến tài vận lớn hơn khu cầu thang.

Từ đó, chúng ta đã có cách nhìn nhận chuẩn xác hơn về phong thủy của cầu thang và vệ sinh. Chỉ là các khu chức năng có tầm ảnh hưởng thứ yếu trong phong thủy.

Bước 6: Đặt mặt bằng biệt thự vào đồ hình phong thủy

Đặt toàn bộ mặt bằng công năng các tầng vào đồ hình phong thủy, từ đó phân tích cho gia chủ thấy sự hợp lý kiến trúc ra sao và tốt theo phong thủy như nào.

Đặt mặt bằng vào đồ hình phong thủy

Bước 7: Trấn phong thủy ngoại cảnh của biệt thự

Căn cứ 8 hướng, 24 sơn, 72 long để chỉ định trấn phong thủy ngoại cục cho sân vườn. Và nội cục cho từng không gian trong nhà.

  • Hồ cá hay bể cá và bể nước – bể phốt – bồn nước mái là thuộc về Thủy trấn
  • Các vị trí trồng cây là Mộc trấn
  • Khu vực đặt non bộ và đá phong thủy là Thổ trấn
  • Khu đặt cột đèn bằng kim loại ở ngoài nhà hay vị trí két sắt trong nhà. Hoặc các vị trí treo chuông gió – hồ lô – kỳ lân – tỳ hưu bằng đồng là Kim trấn
  • Bếp ga hay bếp từ hoặc vị trí đặt lò hóa vàng mã là thuộc về Hỏa trấn

Như vậy, việc đặt bếp ở đâu và quay về hướng nào là thuộc về Hỏa trấn, chứ không phải là tính theo hướng hợp của phong thủy Bát trạch.

Bước 8: Chọn phòng thờ theo hướng bát trạch

Sau khi thiết kế mặt bằng tầng 3 đảm bảo công năng tổng thể thì chọn ra vị trí phòng thờ hợp hướng theo bát trạch. Nhưng nơi thờ tự là vị trí trấn tâm linh cho cả nhà, là nơi thắp hương và nến. Nên phải tính phương vị thuộc về Hỏa trấn. Ngoài ra, còn phải tính toán tốt theo phong thủy 24 sơn và 72 long.

Ví dụ đơn giản là người tuổi Dần không nên đặt vị trí ban thờ vào sơn Dần – Thân – Tỵ – Hợi…

Bước 9: Thiết kế phối cảnh biệt thự

Thiết kế phối cảnh công trình sao cho đẹp và hợp ý chủ nhà. Từ hình ảnh toàn bộ ngôi nhà được duyệt, sẽ chỉnh lại mặt bằng và điều chỉnh kích thước cửa theo lỗ ban. Rồi vị trí cửa đi và cửa sổ nào thịnh thì sẽ chỉ định mở thường xuyên tiếp khí bên ngoài. Cửa nào không thịnh chỉ có tác dụng về mặt kiến trúc là làm cho ngôi nhà đẹp mà thôi. Trong quá trình thiết kế phối cảnh, đương nhiên là phải tính toán hình khối và đường nét. Sao cho không bị phạm về phong thủy.

Thiết kế phối cảnh

Với đặc thù là biệt thự hiện đại thiết kế theo phong thủy, vật liệu được sử dụng trang trí chính gồm có đá, kính, gỗ. Giúp cho công trình không những sang trọng, mà còn tăng độ bền cho công trình.

Hơn nữa, với kiến trúc xanh thì trồng nhiều cây, dễ có nước và bụi bẩn bám tường. Nên tường sơn sẽ không đảm bảo về độ bền. Hiện nay, thị trường cũng có những vật liệu là tấm ốp lát đá phong thủy. Vừa có giá trị trang trí cho công trình. Vừa lại có giá trị cao trong trong phong thủy. Dùng để lát các vị trí: sảnh, ốp viền cửa đi và cửa sổ, lát nền sảnh hay nền nhà. Và không cần dải đá thạch anh dưới nền, lại có giá trị thẩm mỹ cao.

Bước 10: Hoàn thiện thiết kế

Hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Trong quá trình thì công giám sát tác giả về kiến trúc và phong thủy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *