Nhà bếp nói chung hay đồ dùng nhà bếp nói riêng đều là những nhân tố vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mọi người. Nơi đây có vai trò gìn giữ ngọn lửa gia đình. Đồng thời, đó cũng là địa điểm các thành viên sum họp sau nhiều phút giây làm việc, học tập nhọc nhằn. Chính bởi vậy, một căn bếp chỉ được coi là hoàn thiện khi có đầy đủ mọi đồ dùng. Tuy nhiên, sử dụng đồ bếp sao cho chính xác, khoa học lại là vấn đề mà không phải ai cũng hiểu rõ. Nếu vô tình không tìm hiểu kĩ và sử dụng sai cách những vật dụng này, hậu quả gây ra sẽ vô cùng quan trọng. Sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn sẽ gặp phải nhiều hậu quả khôn lường.
Chính bởi vậy, ngày hôm nay, Bất động sản Sóc Trăng sẽ cung cấp tới bạn đọc những sai lầm trong thói quen sử dụng đồ dùng nhà bếp mà chúng ta hay mắc phải. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Thói quen sử dụng chung dụng cụ cho cả thực phẩm sống và chín
Trong các loại thực phẩm sống luôn chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Chúng chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Việc dùng chung đồ sống và chín có thể khiến vi khuẩn bám vào thức ăn. Cơ thể tiêu thụ sẽ bị lây nhiễm nhiều căn bệnh. Do đó, bạn nên sắm riêng bộ dụng cụ cho thức ăn sống và thức ăn chín. Đặc biệt, chúng ta cần lưu ý không sử dụng lẫn lộn để bảo vệ sức khỏe.
Thói quen sử dụng nước rửa chén để rửa cho thớt
Thớt là một trong những vật dụng tập trung nhiều vi khuẩn. Do đó, không chỉ phân loại thớt mà khi vệ sinh chúng mà chúng ta cũng cần vệ sinh đúng cách. Dùng nước rửa chén để rửa thớt sẽ vô tình khiến hóa chất tẩy rửa bám lại trên thớt và dễ xâm nhập vào thực phẩm. Do đó, tốt nhất với thớt, chúng ta nên dùng quả chanh cắt đôi, nhúng vào bát muối và chà lên thớt rồi rửa lại với nước sạch là được.
Thói quen sử dụng cọ kim loại để làm sạch chảo
Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo. Họ cho rằng nếu rửa như vậy, chảo sẽ sạch hơn. Nhưng thực tế, đây lại là một sai lầm. Việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc. Điều này không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn.
Thói quen không thường xuyên vệ sinh bồn rửa bát
Bồn rửa chén chứa lượng vi khuẩn cao gấp 100.000 nhà vệ sinh. Ngay cả khi sử dụng máy rửa chén, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại. Đặc biệt, số lượng vi khuẩn tập trung cực cao tại gioăng cao su ở cửa buồng máy. Vậy tốt nhất, nên thường xuyên vệ sinh bồn rửa chén với baking soda và giấm hoặc giấm và muối. Với máy rửa chén, thỉnh thoảng hãy để máy chạy ở trạng thái rỗng với hỗn hợp giấm và baking soda thay chất tẩy rửa.
Thói quen bảo quản đồ dùng nhà bếp sai phương pháp
Nhiều người khi rửa xong liền cất bát đĩa vào tủ để tránh bụi nhưng môi trường kín và ẩm. Thói quen này có thể tạo điều kiện vô cùng thuận lợi giúp cho vi khuẩn sinh sôi. Bát đũa chất chồng lên nhau khi chưa khô cũng có thể gây mùi hôi, kém sạch sẽ. Nếu không có tủ sấy, hãy lau thật khô bát đũa bằng khăn thấm nước, rồi hãy cất đi. Nên đặt bát đũa đã rửa vào nơi thoáng khí, khô ráo để đảm bảo bát sạch, khô cho lần sử dụng sau.
Thói quen không vệ sinh nồi sạch sẽ trước khi bắt đầu cắm điện để nấu cơm
Không vệ sinh nồi thật sạch trước khi nấu cơm là một trong những thói quen cần khắc phục nếu bạn là người thường xuyên đứng bếp. Nhớ lau thật khô lòng nồi trước khi cho vào nồi cơm điện. Thao tác này sẽ giúp tăng tuổi thọ cho chiếc nồi của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng miếng chùi nồi mềm. Những miếng bùi nhùi bằng kim loại có thể gây ra tình trạng tróc lòng nồi.
Thói quen không thường xuyên thay mới hoặc sử dụng miếng rửa chén sai cách
Không giữ miếng rửa chén khô ráo, sạch sẽ sau những lần rửa là một thói quen rất xấu. Điều này sẽ tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở. Vì thế, chúng ta cần đảm bảo chén bát của bạn được làm sạch hoàn hảo. Hãy thường xuyên vệ sinh cả miếng rửa chén để tẩy cặn, chất bẩn và vi khuẩn trên nó. Thay mới những miếng rửa chén bị xuống cấp, bề mặt bị ăn mòn làm giảm khả năng cọ rửa và tăng khả năng giữ chất bẩn.
Nguồn: soha.vn