Posted on 278  

Rửa bát là một trong những việc làm vô cùng quen thuộc với chúng ta trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên sau khi ăn xong, có khá nhiều hộ gia đình chỉ muốn nhanh chóng thư giãn, nghỉ ngơi. Điều này dẫn đến tình trạng để bát đũa quá lâu mà chưa rửa. Bên cạnh thực trạng này, có rất nhiều những thói quen xấu khác cũng đang lặng lẽ diễn ra. Liệu bạn có biết rằng, đây chính là những nguyên nhân cốt yếu làm nảy sinh muôn vàn mầm bệnh? Hãy cùng Bất động sản Sóc Trăng điểm mặt gọi tên những sai lầm thường thấy khi làm sạch bát đũa ngay trong bài viết dưới đây. Từ đó tự trang bị thêm những kiến thức cần có để đảm bảo sức khoẻ cho chính bản thân và cả gia đình.

Ngâm bát đũa quá lâu trước khi rửa

Một trong những thói xấu thường thấy nhất của mọi người chính là ngâm bát đũa quá lâu trước khi rửa. Có rất nhiều vi sinh vật có thể lây lan bệnh tật trong đường ruột của chúng ta. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn Staphylococcus, Salmonella và Escherichia coli. Một số vi khuẩn này sẽ bám vào bát đũa mà chúng ta đã sử dụng.

Việc ngâm bát quá lâu mà không rửa sẽ tạo điều kiện cho hàng trăm nghìn vi khuẩn sinh sôi

Nhiều người có thói quen ngâm bát đũa sau khi ăn. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng ngâm càng lâu càng ngấm nhiều vi khuẩn. Do sự lười biếng, vi khuẩn có nhiều thời gian để thích nghi sau khi vào môi trường mới. Sau khi thích nghi, nếu bạn chưa rửa sạch bát đĩa, vi khuẩn sẽ tăng lên gấp đôi. Một dữ liệu thử nghiệm cho thấy, số lượng vi khuẩn ban đầu là 1.000. Tuy nhiên, sau khi ngâm trong nước khoảng 10 giờ, tổng số vi khuẩn đã tăng lên gấp 70.000 lần số lượng ban đầu.

Xếp chồng bát đũa lên nhau sau khi rửa

Sai lầm thứ hai mà chúng ta hay phạm phải chính là xếp chồng bát đũa lên nhau sau khi rửa xong. Đây là thói quen của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Khi rửa, cách tốt nhất là bạn nên để riêng bát đũa, bỏ đồ nhiều dầu mỡ sang một bên. Sau đó, chúng ta tiến hành rửa sạch đồ nhiều dầu mỡ trước. Ngoài ra, đáy bát phải được rửa sạch kỹ càng.

Dùng giẻ rửa bát để rửa mọi đồ vật khác

Tại một số gia đình, các thành viên thường có thói quen dùng luôn giẻ rửa bát để rửa mọi đồ vật. Thế nhưng trên thực tế, làm như vậy sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ lây lan và sinh sản của vi khuẩn. Các loại khăn, giẻ trong bếp cũng cần phải được giữ sạch, khô sau khi sử dụng. Với giẻ rửa bát, sau khi dùng, bạn dùng nước rửa chén làm sạch và để khô. Khăn lau bát, khăn lau bếp đều cần được phơi ra nơi thoáng, khô ráo để nhanh khô, sạch cho lần sử dụng sau.

Dùng khăn lau bát không đảm bảo vệ sinh

Việc ngâm bát quá lâu mà không rửa sẽ tạo điều kiện cho hàng trăm nghìn vi khuẩn sinh sôi

Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 19 loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong khăn rửa bát. Chúng có thể lây qua đồ ăn rồi xâm nhập vào cơ thể, gây ra những chứng bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn nên dùng khăn lau bát chuyên dụng. Nên phân riêng loại nào dùng cho nồi, loại nào dùng lau bếp và loại dùng cho bát đũa. Ngoài ra, bạn nên dùng nước sôi và dung dịch khử trùng để làm sạch khăn lau bát 02 lần/tuần.

Không khử trùng bát đĩa khi rửa xong

Việc khử trùng khuẩn cho bát đũa hoàn toàn cần thiết. Lý do là bởi vi khuẩn có thể tồn tại ở bất cứ đâu, dù cho bạn đã rửa sạch chén đĩa. Tuy nhiên, phương pháp làm sạch bát đũa này lại bị rất nhiều người lãng quên. Nếu không có tủ khử trùng ở nhà, bạn có thể đun sôi một nồi nước, cho bát đĩa vào ngâm trong 10 phút.

Nguồn: bungbinh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *