Nếu có dịp đến các điểm du lịch ở Hậu Giang, bạn sẽ được chứng kiến những cảnh sắc thiên nhiên độc đáo. Tạo bởi những cánh đồng lúa trải dài mênh mông, những con kênh phù sa ngoằn nghoèo. Và đặc biệt là cuộc sống bình yên của người dân nơi đây. Đến Hậu Giang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của miền Tây sông nước. Với thiên nhiên tươi đẹp và những chiến tích lịch sử hào hùng. Hậu Giang còn một điểm đến tâm linh cũng thu hút du khách, đó là Thiền Viện Trúc Lâm. Nơi này đặc biệt đến thế nào, cùng BĐSSOCTRANG khám phá trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Vị trí tọa lạc
Nếu đi từ Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) về Cần Thơ theo Quốc lộ 61 cũ qua Cái Tắc. Đến ngã ba Vĩnh Tường, khu vực Bình Tân, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Bạn sẽ nhìn thấy một cụm công trình kiến trúc tôn giáo rất quy mô đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang. Với vị trí đắc địa rất thuận lợi cho việc thăm viếng sinh hoạt tín ngưỡng. Không chỉ của người dân trong tỉnh mà còn khách thập phương du lịch Hậu Giang đến tham quan chiêm bái.
Một số thông tin về Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Là điểm tựa tâm linh cho tăng ni, phật tử và người dân trong vùng.
Công trình có tổng mức đầu tư xây dựng và nội thất gần 300 tỉ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa. Thiền viện Trúc Lâm tỉnh Hậu Giang có ý nghĩa quan trọng. Trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa Phật giáo. Kết nối các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương.
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang sẽ là nơi tu hành, sinh hoạt tôn giáo của hơn 250 chức sắc, tăng, ni. Là nơi sinh hoạt chính của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang. Và là điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh dành cho du khách thập phương các nơi về chiêm ngưỡng.
Lịch sử của Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam do vua Trần Nhân Tông khai mở và phát triển. Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, sau khi lãnh đạo tinh thần dân tộc chống quân Nguyên Mông. Đất nước yên bình, Ngài nhường ngôn lại cho con, lên non Yên Tử xuất gia tu hành. Sau khi đắc đạo, Ngài dung hợp 3 Thiền phái trước đó và sáng lập thành Thiền phái Trúc lâm.
Kiến trúc đắc sắc của Thiền Viện Trúc Lâm
Dáng vóc ngôi thiền viện xây dựng theo kiến trúc mỹ thuật Phật giáo thời Lý, Trần, trên diện tích 40.000 m2. Bao gồm các hạng mục: Chánh điện, nhà Tổ, lầu chuông, lầu trống, Cổng tam quan; nhà nghỉ chân, tôn tượng Quan Âm lộ thiên, miếu thờ Mẹ Âu Cơ; giảng đường, trai đường, nhà trụ trì, nhà khách, thư viện, Tăng xá, Ni xá…
Đi dạo trong khuôn viên của Thiền viện, du khách sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát, tôn nghiêm. Với màu gạch ngói sáng rực cả một không gian. Từ cổng chính, bước vào bên trong bắt gặp hình ảnh đầu tiên đó chính là một khoảng ao rộng. Bên trong có trồng sen với những bông sen đang đua nhau khoe sắc rực rỡ. Làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện. Đồng thời giúp bạn có những bức ảnh đẹp và độc đáo nhất.
Khi vào bên trong chánh điện du khách sẽ rất ấn tượng với vẻ tĩnh lặng mà đầy uy nghiêm ở đây. Sàn lót gạch màu đỏ, tất cả cột gỗ đều được đặt trang trọng trên những tấm tán bằng đá xám vân mây. Được chạm trổ hình hoa sen cách điệu.
Với lối kiến trúc của các triều đại Việt Nam truyền thống. Thiền viện Trúc Lâm mang lại cho người dân cảm giác rất thanh tịnh yên bình của chốn Thiền Tu. Điều này đã khiến không ít bước chân của lữ khách thập phương phải trầm trồ khen ngợi mỗi khi đến đây.
Lời kết
Đến Hậu Giang đừng bỏ qua đọt choại, đặc sản nơi đây nhé. Đây là một loại rau thuộc họ dương xỉ và chỉ thường mọc ở miền Tây. Đọt chọi xào tỏi hay luộc chấm mắm đều là những món khoái khẩu trong mỗi bữa ăn gia đình. Chính cái nét dân dã, đậm chất quê ấy mà bao người con xa xứ đều nhớ mong mong, thèm thuồng.
Lưu ý khi tham quan Thiền Viện: Thiền viện Trúc Lâm là nơi thanh tịnh của chốn tu đạo nên khi đến đây tham quan du khách nên đi nhẹ, nói khẽ, không nên mặc những bộ trang phục nhạy cảm. Khi vào khu vực chánh điện các bạn phải lưu ý phải bỏ giày dép bên ngoài khi hành hương, bái phật.
Nguồn: thamhiemmekong.com