Posted on 253  

Với những ai yêu thích bóng chuyền Việt Nam thì Phạm Kim Huệ là cái tên quen thuộc. Những cống hiến và thành tích xuất sắc của cô mang đến nhiều vinh dự cho thể thao nước nhà. Do vậy khi cô và các học trò nhận án phạt từ Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam thì dư luận rất xôn xao. Lý do gì mà cô và các học trò lại phải nhận án phạt này? Lý do cô khiếu nại lên Tổng cục Thể dục thể thao Và Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch là gì? Dư luận rất muốn hiểu rõ.

HLV Phạm Kim Huệ và các học trò khiếu nại

Sáng 27/4, HLV Phạm Kim Huệ công bố 2 lá đơn khiếu nại. Liên quan việc mình và 3 học trò vừa nhận án kỷ luật cảnh cáo từ Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam. Một lá đơn gửi lên Tổng cục Thể dục thể thao (TDTT), một đơn gửi lên Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch (VH TT&DL).

Nội dung đơn khiếu nại là đề nghị Tổng cục TDTT đính chính, thu hồi quyết định kỷ luật số 25/QĐ-LĐBCVN ngày 10/4/2021. Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (LĐBCVN) cần làm việc để làm rõ mọi vấn đề. Trên cơ sở thiện chí, tôn trọng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của HLV, VĐV theo đúng luật, quy chế, quy định.

“Không hiểu Liên đoàn dựa vào căn cứ nào, điều luật nào để ra án kỷ luật chúng tôi. Khi chúng tôi làm việc với Liên đoàn, họ cũng không giải thích thoả đáng. Gần như tôi và các học trò bị ép nhận án. Họ yêu cầu chúng tôi phải ký vào biên bản, nhưng tôi không ký.

Thậm chí phía đại diện đội bóng còn muốn kỷ luật chúng tôi ở mức nặng hơn. Điều đó là vô lý. Chúng tôi sẽ làm tới cùng, cần thiết mời cả luật sư vào cuộc. Cá nhân tôi cống hiến cả tuổi trẻ cho bóng chuyền Việt Nam. Giờ lại nhận án kỷ luật theo cách này thì không thể chấp nhận được”, HLV Kim Huệ chia sẻ.

Bóng chuyền ngân hàng công thương

Án phạt từ Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam cho HLV Kim Huệ và các học trò

Trước đó, ngày 13/4, HLV Kim Huệ cùng các VĐV Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Thị Ninh Anh, Hoàng Thị Phương Anh nhận được quyết định kỷ luật cảnh cáo từ Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam. Vì “đã có những hành vi làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bóng chuyền Việt Nam”.

Án phạt do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đưa ra. Có liên quan tới việc HLV Kim Huệ cùng các VĐV trên “bẻ kèo”. Không ký hợp đồng sau khi có thoả thuận với một đội bóng ở giải hạng A.

Đội bóng này có đơn kiện gửi lên Liên đoàn. Cho rằng Kim Huệ và các học trò làm ảnh hưởng đến quyền lợi và hình ảnh do 2 bên đã thỏa thuận các điều khoản. Thậm chí đội bóng mời hụt Kim Huệ còn nhấn mạnh. “Thương hiệu đã bị các VĐV lợi dụng hoạt động thể thao. Để xâm phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp”.

Biện luận từ HLV Phạm Kim Huệ

Tuy nhiên, theo giải thích của Kim Huệ, thì toàn bộ những vấn đề với đội bóng trên đã được cô và các VĐV giải quyết dứt điểm. Nhưng không hiểu sao án phạt vẫn được Liên đoàn đưa ra và lại đúng vào thời điểm rất “nhạy cảm”. Vào ngày khai mạc vòng 1 giải bóng chuyền Vô địch Quốc Gia (VĐQG) 2021, gây ảnh hưởng tới tâm lý của cô và các VĐV.

“Chúng tôi chưa ký kết bất cứ hợp đồng nào, cũng không có tranh chấp giữa các bên. Vì sao lại nói là lừa đảo. Chúng tôi đã nhận trước tiền theo đơn thoả thuận. Nhưng sau đó hoàn trả toàn bộ theo quy định khi không ký hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó phía đội bóng yêu cầu chúng tôi phải nộp phạt gấp 3 số tiền đã nhận”, Kim Huệ cho biết.

Theo thoả thuận, HLV Kim Huệ được trả phí chuyển nhượng 4 tỷ đồng (3 năm), nhưng nhận trước 2 tỷ. Các VĐV còn có Thu Hoài nhận 3 tỷ, còn Ninh Anh và Phương Anh nhận 2 tỷ.

Phạm Kim Huệ

Đóng góp của Phạm Kim Huệ cho nền thể thao Việt Nam

Phạm Thị Kim Huệ sinh năm 1982 tại phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội. Năm 14 tuổi, học lớp 8 Trường THCS An Dương. Kim Huệ tham gia giải chạy cho trường và được chọn vào lớp điền kinh trẻ của Hà Nội. Thời gian sau đó, Kim Huệ tập luyện tại sân vận động Trịnh Hoài Đức. Với mục tiêu trở thành VĐV điền kinh.

Ngã rẽ của Kim Huệ là chuyển sang tập bóng chuyền tại đội bóng Bộ tư lệnh Thông tin. Ở tuổi 16, Kim Huệ đã giành một suất chính thức tại CLB cũng như ĐTQG. Tại SEA Games 2003 trên sân nhà, Huệ đã chính thức được khẳng định. Với tư cách mũi đánh nhanh vào loại hay nhất Đông Nam Á. Đặc biệt với cú đánh một chân ở vị trí số 2 đủ khuất phục mọi dàn chắn.

Chưa đầy 19 tuổi, Huệ được giao chiếc băng đội trưởng. Ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia – trẻ nhất trong lịch sử. Thời đỉnh cao 2002 – 2007, không ai ở khu vực Đông Nam Á có thể chơi hay hơn chị ở vị trí phụ công. Cũng như có sức ảnh hưởng đến một đội tuyển quốc gia, một CLB như Kim Huệ.

Năm 2007 Kim Huệ từng gặp phải một chấn thương khá nặng khiến cô phải nghỉ thi đấu gần 2 năm. Năm 2012 Kim Huệ quyết định chuyển sang CLB Ngân hàng Công Thương. Chia tay Bộ tư lệnh Thông tin sau 16 năm gắn bó.

Trong sự nghiệp của mình, Kim Huệ từng nhiều năm là đội trưởng đội tuyển nữ BCVN, cũng như tại Bộ tư lệnh Thông tin. Kim Huệ đã mang về tổng cộng 6 HCB trong 6 lần tham dự SEA Games.

Nguồn: vietnamnet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *