Ethylene là một khí cacbua-hydro không no; có công thức hóa học là C2H4, trong cấu trúc phân tử có một liên kết đôi. Đây là một chất khí không màu, không vị, không gây độc; có khả năng gây cháy nổ chỉ khi ở nồng độ cao hơn 2,7%. Ethylene có đặc tích kích thích sinh trưởng của các tế bào thực vật. Do đó có tác dụng làm tăng trưởng về kích thước cây trồng; kích thích sự ra hoa ở các loại cây ăn quả.
Một đặc tính quan trọng của khí ethylene là tác dụng kích thích quá trình chín của các loại quả có hô hấp đột biến (climacteric) hay còn gọi là các loại quả có quá trình chín sau thu hoạch. Nghĩa là kể cả khi quả đã được thu hoạch thì quá trình chín của chúng vẫn được duy trì như chuối, xoài, đu đủ, hồng, cà chua…Chính khí ethylene khiến cho các loại thực phẩm dưới đây sẽ nhanh hỏng hơn khi bảo quản gần nhau. Nào cùng Bất động sản Sóc Trăng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Những cặp thực phẩm tránh bảo quản chung với nhau
Dưa chuột với bất kỳ thực phẩm nào
Khi dưa chuột được bảo quản chung với dưa hấu; chuối hay cà chua, sẽ hình thành một lượng khí ethylene nhất định. Đây là một khí có tác dụng làm chín trái cây; trong khi dưa chuột khá nhạy cảm với khí ethylene nên rất nhanh bị hỏng.
Bí ngô với táo/lê
Táo và lê sẽ khiến bí ngô nhanh hỏng hơn. Trong điều kiện bảo quản riêng ở nhiệt độ 50-55 độ F tức khoảng 10-12 độ C, bí ngô có thể sử dụng đến 6 tháng.
Khoai tây với khoai lang
Cách hoàn hảo để lưu trữ khoai là sử dụng túi giấy và cất riêng. Cũng không cần bảo quản khoai trong tủ lạnh bởi chúng sẽ thối nhanh hơn, hãy để ở nơi khô ráo và tối.
Táo với cam
Trái cây thường giải phóng khí ethylene, làm chín và dễ hỏng rau củ xung quanh chúng. Nên bảo quản táo trong tủ lạnh và cho cam vào túi lưới để có không khí lưu thông giữ tươi lâu hơn.
Hành tây với khoai tây
Người Ấn Độ thường giữ hành tây và khoai tây trong cùng một giỏ, nên khoai tây nhanh thối. Thực tế khoai tây có thể chung giỏ với hành tây nhưng không nên chạm vào nhau và để ở nơi thoáng mát. Tốt hơn hết là sử dụng túi giấy để bảo quản riêng khoai tây và hành tây.
Hướng dẫn bảo quản rau củ, trái cây đúng cách
Bảo quản rau củ
Với các loại rau củ, bạn không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng; héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước bạn nhé! Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải. Rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh. Vì ngăn này được thiết kế riêng biệt giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu; làm cho rau củ trở nên tươi ngon hơn. Ngoài ra, bạn có thể đặt tại bất kì vị trí nào bên trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 3 – 5 độ C với thời gian sử dụng từ 2 – 7 ngày.
Bảo quản trái cây
Khi bảo quản trái cây, bạn nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ). Với nhóm trái cây nguyên trái: Bạn có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Sau đó, có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt của quả và cho vào túi zip có lỗ thoát khí. Rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 độ C.
Với nhóm trái cây đã cắt thái: Bạn nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm và đặt vào ngăn mát tủ lạnh cũng với nhiệt độ tối ưu từ 3 – 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 – 2 ngày.
Nguồn: vnexpress.net