Xung quanh chúng ta có rất nhiều câu chuyện cảm động. Mỗi một người bước đi trên con đường kia đều có một câu chuyện của riêng mình. Nếu có thể, bạn hãy thử lắng nghe câu chuyện của người khác. Mỗi lần như thế chúng ta lại hiểu thêm được một góc nhỏ bé của cuộc sống này. Tuy không nhiều nhưng nó sẽ cho chúng ta những cảm nhận và bài học của riêng mình. Sau đây chúng tôi sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện vè một bà cụ thường xuyên bán sách cũ trên vỉa hè ở TP.HCM.
Bán sách để mưu sinh cuộc sống
Hơn 21h, bà Nguyễn Thị Minh Hường (65 tuổi) bắt đầu bày những quyển sách cũ trên vỉa hè ở ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM). Giữa dòng xe cộ đông đúc, hối hả, hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với mái tóc bạc trắng. Kiên nhẫn đứng bán sách xuyên đêm ở điểm nút giao thông đã quen thuộc với nhiều người hay đi qua đây.
Người dân thường gọi bà là cụ Tư. Cụ Tư (66 tuổi, sinh đẻ ở Hà Nội, vào Sài Gòn từ nhỏ). Không chồng không con, sống tại căn nhà nhỏ ở quận Tân Bình. Cụ hiện cưu mang người anh bị tâm thần và người em trai không được tỉnh táo vì hậu quả của tai nạn giao thông.
Dù đã tuổi cao, sức yếu nhưng hằng ngày, cứ đến 21h cụ lại cùng người em trai chở những bao sách cũ ra xếp ngay ngắn tại một góc vỉa hè ngã tư Bảy Hiền. Để bán kiếm tiền lo cho 2 người anh em bị bệnh.
Số sách này cụ được một người bạn là chủ tiệm sách cũ đã đóng cửa tặng lại vì thấy hoàn cảnh gia đình cụ quá khó khăn. Bên cạnh đó, cụ cũng thu mua sách từ những tiệm sách trong thành phố để về bán lại.
Biết hoàn cảnh của cụ, một vài người gửi biếu chút tiền nhưng cụ một mực từ chối, cụ nói nếu thương thì mua sách ủng hộ là vui lắm rồi.
“Bản thân mình còn sức thì mình phải ráng làm để kiếm sống, để nuôi gia đình. Bà giờ tuổi cũng đã cao, lại bị đau khớp nên ngồi một chỗ lâu không được. Ra đây bán sách còn được đi qua đi lại linh hoạt cho đỡ đau nhức. Được gặp, trò chuyện với các bạn trẻ, được mọi người hỏi thăm là bà thấy vui lắm” – cụ Tư tâm sự.
Công việc đem lại cho cụ nhiều niềm vui
Ban đêm bán sách, ban ngày cụ ở nhà lo cơm nước cho hai người thân bị bệnh. Cụ còn nhận dạy thêm cho một học sinh tiểu học được cha mẹ gửi vào buổi sáng.
Đôi chân đã yếu nên mỗi khi bước lên xuống vỉa hè. Bà Hường phải lấy tay chống vào đùi mới lấy sức nhấc được chân lên. Những lúc nói chuyện lâu với khách, thỉnh thoảng bà phải dừng lại, lấy tay vuốt ngực vì mệt.
“Tôi bị bệnh nhịp tim chậm, bác sĩ nói tình trạng này rất hiếm. Đáng ra cần ngủ sớm chứ không nên cứ thức khuya như thế này. Nhiều khi tôi không dám ngồi xuống vì ngồi rồi không đứng lên nổi. Khi nào mệt quá thì tôi nghỉ, đứng thở một chút để lấy lại sức”.
“Khách nào để ý mới biết tôi mệt vì tôi không muốn người ta chú tâm vào cái đó rồi phải lo lắng cho mình. Làm công việc này cũng cực chứ nhưng phải ráng sức thôi. Có những đêm không bán được cuốn nào, bày ra bao nhiêu lại gom về từng đó. Những hôm được nhiều người tới mua, tâm trạng vui thì tôi càng thấy khỏe khoắn ra”, bà nói.
Nguồn: tuoitre.vn