Posted on 245  

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là trong thời kỳ ốm đau, chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý càng quan trọng hơn bao giờ hết, bởi nó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng nâng cao sức khỏe và chống lại bệnh tật.

Tăng cường sức đề kháng là cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, nhất là trong những thời điểm giao mùa. Phòng chống dịch cho cá nhân cũng là phòng chống dịch cho cộng đồng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số mẹo dễ hiểu để nâng cao sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nào cùng Bất Động Sản Sóc Trăng tìm hiểu thông tin này nhé!

Tăng cường sức đề kháng nhờ chế độ dinh dưỡng

Tăng cường sức đề kháng nhờ chế độ dinh dưỡng

Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.

Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm.

Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Tỏi

Tỏi

Giá trị dinh dưỡng của tỏi

Tỏi tên khoa học là Allium sativum Linn, thuộc họ hành; có nguồn gốc ở Trung châu Á và được gây trồng ở nhiều nước ôn đới. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, cho biết tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, dùng tăng nhiệt cho cơ thể. Từ cổ xưa, người ta đã biết sử dụng tỏi để tăng sức dẻo dai và đề phòng bệnh tật. Lực sĩ thời thượng cổ trong kỳ Olympic đều ăn tỏi trước khi thi đấu, thợ xây kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi hàng ngày để tăng sức khỏe.

Công dụng của tỏi

Một trong những công dụng của tỏi là tiêu diệt vi trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn. Khi bị cảm lạnh, hen phế quản và ho gà, người ta thường xoa ngực bằng tỏi giã nát.

Dùng một tép tỏi tươi xoa ngoài da trị chàm; nấm tóc và mụn cóc mà những phương pháp khác không trị lành. Người xưa thường dùng cồn tỏi để nhỏ mũi hoặc cho ngửi tỏi nghiền nhỏ cũng để trị lành các bệnh cúm, viêm họng, sổ mũi lúc mới khởi phát. Tỏi cũng có thể dùng cho người bệnh nặng hơn như viêm phổi, viêm tai, viêm phổi mạc mắt.

Ngoài ra, tỏi có tác dụng kích thích và điều hòa chức năng cơ thể; như điều hòa các rối loạn chức năng gan (gây bệnh vàng da); và các tuyến nội tiết, đau thần kinh hông, chóng mặt, nóng lạnh bất thường. Tỏi giã vắt lấy nước cốt uống (10 ml) chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm, nhức đầu.

Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hồn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh.

Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông… có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trái cây họ quýt, cam

Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh… nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng. Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua; công năng lưu thông khí huyết, nhuận phế thanh tràng, bổ huyết kiện tỳ. Bưởi chứa flavanoid giúp cơ thể tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm. Vitamin C có trong nước ép bưởi có thể hỗ trợ làm lành vết thương; giảm viêm nhiễm và hạn chế sự xâm nhập của virus, vi khuẩn (như corona, E. coli,…) vào hệ miễn dịch.

Giống như bưởi, cam, quýt có vị chua, tính mát, tác dụng giải khát, mát phổi, tiêu đờm. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C trong quả họ cam quýt có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh từ một đến 1,5 ngày, cải thiện các chứng ho khan, mất tiếng, cảm sốt nóng… Người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại rau quả như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm…

Vắt nước chanh uống, lấy vỏ chanh xoa vào lồng ngực; xát vào tay chân để trị sốt cao, co giật. Lá chanh sắc lấy nước xông cho ra mồ hôi để trị cảm sốt nóng. Vỏ cam hay vỏ bưởi sắc uống trị đờm trệ, tiêu hóa kém.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe; nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh. Là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.

Gừng

Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau. Và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn; hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *